
Đây là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu thuê nhà bạt làm kho tạm đều sẽ đặt ra trước khi triển khai kế hoạch lưu trữ hàng hoá cho doanh nghiệp của mình.
Nhà bạt làm kho tạm có phải là công trình tạm hay không?
- Nhà bạt làm kho tạm hay còn gọi nhà kho di động có kết cấu chính được làm từ sắt thép và bạt.
- Là một phiên bản kích thước nhỏ của nhà tiền chế.
- Các khung sắt thép và bạt được gia công tại xưởng sản xuất nhà bạt và bạt may, sau đó được mang đến nơi thi công và tiến hành lắp đặt trong thời gian ngắn.
- Thời gian sử dụng nhà kho tạm thường từ vài tháng đến vài năm.
- Trong quá trình sử dụng vẫn có việc gia cố bảo quản khung nhà bạt hoặc thay mới bạt.
- Tháo dỡ dễ dàng, nhanh chóng trả lại mặt bằng nguyên vẹn trước khi lắp dựng.
====> Nhà bạt làm kho tạm là một công trình tạm.
Việc xây dựng công trình tạm được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 131. Xây dựng công trình tạm
1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
a) Thi công xây dựng công trình chính;
b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
4. Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ mục đích thi công xây dựng công trình chính hoặc sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định.

Thuê nhà bạt làm kho tạm và Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”
Căn cứ từ các thông tin trên thì các công trình xây dựng tạm thuộc trường trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nên không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, đối với nhà tiền chế thì hiện nay pháp luật về xây dụng lại không có khái niệm cụ thể, do đó nếu nhà tiền chế thuộc các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như trên thì không cần xin giấy phép, còn không thì vẫn phải xin giấy phép theo như quy định.
Hầu hết các công ty, doanh nghiệp khi tìm đến các đơn vị cho thuê nhà bạt làm kho tạm thì đều đã hoàn thành xong việc xin giấy phép xây dựng các công trình tạm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Tham khảo thông tin từ:
Hình ảnh cho thuê nhà bạt làm kho tạm tại doanh nghiệp






